|
Lượt xem:
Chế độ ban đêm OFF
Cỡ chữ: A- A A+
Đọc bài viết

Người nông dân tá điền ở Hoàng Lương cũng như những nơi khác là lớp người chịu nỗi thống khổ, tủi nhục đắng cay nhất trong giai cấp nông dân Việt Nam thời Pháp thuộc.

Chẳng những về kinh tế mà đời sống tinh thần, văn hóa, xã hội cũng bị kìm hãm trong vòng tăm tối, dốt nát, lạc hậu, bảo thủ. Thực dân pháp cấu kết với bọn địa chủ phong kiến tay sai thi hành chính sách “ngu để trị, chia để trị”. Suốt mấy mươi năm “bảo hộ” và “khai hóa” người dân Hoàng Lương không được hưởng một chút gì của nền văn hóa giáo dục thuộc địa. Cả xã không có một trường, lớp nào cho con em đi học; sách báo không, hầu hết là mù chữ. Đôi khi có ông Đồ ở nơi khác đến đây mở lớp tư thục dạy chữ Hán hoặc chữ quốc ngữ cho con cháu nhà quyền quý gửi đến học. Tính đến cách mạng Tháng 8/1945 mới có 4 người có bằng sơ lược yếu học (tương đương với lớp 4 hiện nay)

Là đồn điền tây, nơi đây mới khai khẩn, nên không có di tích lịch sử văn hóa, không có người đỗ đạt cao và tham gia hàng ngũ quan lại.

Tuy vậy về văn hóa phi vật thể-văn hóa dân gian phản ánh muôn mặt của đời  sống xã hội, nhất là nỗi thống khổ và ý thức tiềm ẩn sự phản kháng của tá điền được phát triển khá mạnh, đặc biệt vào những năm dưới sự lãnh đạo của Đảng.

Phong tục, tập quán, tôn giáo, tín ngưỡng mang tính hòa đồng của các vùng, miền khác nhau. Nhìn chung thuần phác, đôn hậu, không phức tạp, rườm rà nặng nề, không thoát tục để tu ẩn

Thư viện ảnh Thư viện ảnh

Thống kê truy cập Thống kê truy cập

Đang truy cập: 7,131
Tổng số trong ngày: 18
Tổng số trong tuần: 85
Tổng số trong tháng: 2,298
Tổng số trong năm: 12,119
Tổng số truy cập: 33,752